Axit aspartic

Axit aspartic là một loại axit amin có tác dụng lợi tiểu, loại bỏ amoniac có hại ra khỏi cơ thể và bảo vệ hệ thần kinh trung ương. Nó cũng có hiệu quả trong việc phục hồi sau mệt mỏi vì nó vận chuyển kali và magiê vào tế bào và giúp chuyển đổi axit lactic, một chất gây mệt mỏi, thành năng lượng.Axit aspartic có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau như một axit amin có vị umami.

Công dụng của Axit aspartic đối với sức khỏe:

Tác dụng phục hồi cơ thể sau mệt mỏi

Tác dụng điều hòa sức khỏe

Tác dụng giải độc amoniac

Tác dụng làm đẹp da

Mục lục

Axit aspartic là gì?

  • Thông tin cơ bản

Axit aspartic là một loại axit amin có nhiều trong măng tây, thúc đẩy sản xuất năng lượng trong cơ thể, hồi phục cơ thể sau mệt mỏi và có chức năng đào thải amoniac độc hại ra khỏi cơ thể. Nó cũng vận chuyển các khoáng chất như kali và magiê vào tế bào. 

Axit aspartic cũng là một chất dẫn truyền thần kinh kích thích [*1] hoạt động trong hệ thần kinh trung ương và hiện diện ở vỏ đại não, tiểu não và tủy sống; có đặc tính hòa tan nhẹ trong nước . Nó cũng là thành phần vị umami được tìm thấy trong thực phẩm như tảo bẹ . Axit aspartic được sử dụng trong các dịch truyền chất dinh dưỡng qua đường miệng/ đường ruột và axit amin. Ở châu Âu, rễ măng tây có hàm lượng axit aspartic cao được dùng làm thuốc lợi tiểu.

Axit aspartic cũng là một thành phần trong chất làm ngọt aspartame sử dụng axit amin. Aspartame là sự kết hợp của phenylalanine và axit aspartic, mặc dù ngọt hơn đường 200 lần nhưng lại có ít calo hơn đường rất nhiều nên được sử dụng trong kẹo, kẹo cao su, nước giải khát v.v. trên khắp thế giới. 

  • Lịch sử của Axit aspartic

Axit aspartic được phát hiện vào năm 1806 dưới dạng thủy phân asparagine [*2], và vào năm 1868, nó cũng thu được dưới dạng thủy phân protein . 

  • Thực phẩm chứa axit aspartic và đặc tính của chúng

Axit aspartic ngoài có trong măng tây thì còn có trong các loại đậu, mía và thịt bò, v.v.

Axit aspartic cũng được bao gồm trong đồ uống thể thao và được sử dụng để duy trì thể lực của các vận động viên. Axit aspartic có thể được tổng hợp trong cơ thể, nhưng lượng tổng hợp giảm dần theo tuổi tác nên phải được bổ sung tích cực thông qua chế độ ăn uống.

Axit aspartic có khả năng chịu nhiệt kém, vì vậy khi chế biến thực phẩm điều quan trọng là không nên chế biến quá kỹ. Axit aspartic còn có vai trò vận chuyển các khoáng chất như canxi , kali, magie đến tế bào nên sẽ hiệu quả hơn khi ăn cùng với các khoáng chất.

  • Thiếu và dư thừa axit

Khi thiếu Axit aspartic khiến cơ thể khó sản sinh năng lượng dẫn đến cơ thể dễ mệt mỏi. Hơn nữa, sự trị trệ trong bài tiết amoniac – chức năng của axit aspartic làm tăng nồng độ amoniac trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh não gan [*3]. Axit aspartic là thành phần thiết yếu cho quá trình chuyển hóa protein [*4], vì vậy người ta cho rằng khi hấp thụ, nó sẽ được tiêu thụ ngay lập tức thông qua hoạt động trao đổi chất.

Người ta nói rằng hầu như không có vấn đề gì khi tiêu thụ quá nhiều axit aspartic.

  • Axit aspartic loại D và axit aspartic loại L

Axit amin tùy thuộc vào sự khác biệt về cấu trúc của chúng được phân thành hai loại: loại L và loại D. Nói chung, người ta cho rằng tất cả các axit amin tạo nên protein của con người đều là axit amin loại L. Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy loại L chuyển thành loại D do ảnh hưởng của tia cực tím, một trong những nguyên nhân gây lão hóa. Nói cách khác, người ta thấy rằng sự xuất hiện của axit amin loại D trong protein dẫn đến sự suy giảm chức năng của protein.

Sự gia tăng axit aspartic loại D trong thủy tinh thể và não được cho là có liên quan chặt chẽ đến bệnh đục thủy tinh thể và bệnh Alzheimer.

Người ta cũng biết rằng mùi vị của axit amin loại D và loại L là khác nhau, trong đó axit amin loại L có vị đắng và axit amin loại D có vị ngọt. Người ta nói rằng nhiều axit amin thiết yếu có vị đắng. Axit aspartic, không phải là axit amin thiết yếu nhưng đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, là một axit amin có vị umami và được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm.

<Kiến thức bên lề> Thành phần umami trong hệ axit amin “axit aspartic”

Axit aspartic là thành phần umami có trong những thứ như tảo bẹ và phô mai, tương tự như axit glutamic nổi tiếng là một trong những thành phần umami. Umami ở đây đề cập đến một trong năm vị cơ bản, như ngọt, mặn, đắng và chua, chứ không phải là cảm giác giác quan mà con người cảm nhận khi ăn một món ăn ngon.

Có hai loại thành phần vị umami mang lại cho chúng ta cảm giác về vị umami: axit amin và axit nucleic. Axit aspartic là một axit amin, và trong số này, nó là thành phần umami có vị chua. Axit aspartic này được cho là nguồn gốc tạo ra vị umami của nước tương và miso, những loại gia vị lên men đã quen thuộc với người Nhật từ lâu.

[*1: Chất dẫn truyền thần kinh là những chất truyền sự phấn khích hoặc ức chế của tế bào thần kinh đến các tế bào thần kinh khác. ]

[*2: Thủy phân là sản phẩm phân hủy thu được bằng cách cho một hợp chất phản ứng với nước. ]

[*3: Bệnh não gan là tình trạng chức năng gan suy giảm và dẫn đến suy giảm ý thức. ]

[*4: Trao đổi chất là sự thay đổi hóa học và thay thế lần lượt các vật chất trong cơ thể sống. Nó cũng đề cập đến sự chuyển động ra vào của năng lượng. ]

Tác dụng của Axit aspartic

Axit aspartic giúp phục hồi sau khi mệt mỏi

  • Tác dụng phục hồi cơ thể sau mệt mỏi

Axit aspartic hoạt động theo chu trình axit citric và thúc đẩy quá trình phân hủy axit lactic, nguyên nhân gây ra mệt mỏi.

Chu trình axit citric là nền tảng của quá trình chuyển hóa carbohydrate và là chức năng quan trọng để sản xuất năng lượng. Nếu chu trình axit citric không hoạt động tốt, axit lactic sẽ tích tụ và gây mệt mỏi. Axit lactic gây mỏi cơ và nếu tích tụ một lượng lớn có thể gây ớn lạnh và đau đầu.

Các khoáng chất như kali và magiê cần thiết để chu trình axit citric hoạt động hiệu quả. Nếu chu trình axit citric không hoạt động tốt, cơ thể sẽ không thể tạo ra năng lượng ngay cả khi hấp thụ carbohydrate(đường chất), loại carbohydrate đóng vai trò là nguồn năng lượng.

Axit aspartic giúp kali và magie dễ dàng được đưa vào tế bào hơn, đồng thời làm cho chu trình axit citric diễn ra trơn tru, nó chuyển hóa axit lactic thành năng lượng và có tác dụng giảm mệt mỏi.

Ngoài ra, axit aspartic thúc đẩy sản xuất glycogen. Glycogen được lưu trữ trong cơ và gan và chuyển hóa thành năng lượng khi cần thiết, do đó thiếu glycogen có thể dẫn đến giảm thể lực. Bởi vì axit aspartic thúc đẩy sản xuất glycogen, một nguồn năng lượng, nên nó cũng được cho là sẽ cải thiện thể lực. [1] [2] [3]

  • Tác dụng điều hòa sức khỏe

Axit aspartic điều chỉnh sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể con người.

Cơ thể con người được tạo thành từ khoảng 50-70% là nước. Khoảng hai phần ba lượng nước tồn tại dưới dạng dịch nội bào và khoảng một phần ba là dịch ngoại bào, và sự cân bằng giữa hai loại nước này ảnh hưởng đến tình trạng thể chất của bạn. Khi con người bị căng thẳng hoặc bị bệnh, cơ thể sẽ tiêu thụ vitamin và khoáng chất trong tế bào. Kết quả là sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể bị phá vỡ, dẫn đến cơ thể không khỏe. Axit aspartic vận chuyển kali và magiê bị thiếu vào tế bào và có tác dụng điều chỉnh cân bằng chất lỏng cơ thể. Hơn nữa, axit aspartic kích hoạt quá trình trao đổi chất, cho phép sản xuất năng lượng hiệu quả hơn. 

  • Tác dụng giải độc amoniac

Axit aspartic có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp nước tiểu và đào thải amoniac độc hại ra khỏi cơ thể.

Amoniac được tạo ra do sự phân hủy protein và với cơ thể khỏe mạnh nó hòa tan vào nước tiểu để đào thải ra khỏi cơ thể. Khi amoniac tích tụ trong cơ thể, nó sẽ ức chế chức năng của chất dẫn truyền thần kinh và thậm chí có thể gây ra bệnh não. Ngoài ra, amoniac hiện diện trong tế bào và làm suy yếu chức năng của ti thể, cơ quan sản xuất năng lượng. Vì vậy, khi lượng amoniac tăng quá mức, năng lượng không thể được sản xuất, dẫn đến tích tụ mệt mỏi, lão hóa mô và suy giảm khả năng miễn dịch. Axit aspartic có chức năng bài tiết amoniac và được cho là làm giảm gánh nặng cho gan.

  • Tác dụng làm đẹp da
Axit aspartic giúp làm đẹp da
Axit aspartic có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất của da và giữ ẩm cho da.

Da con người duy trì tình trạng khỏe mạnh bằng cách lặp đi lặp lại quá trình tái sinh mỗi ngày. Sự tái sinh này đư

ợc gọi là sự trao đổi chất. Axit aspartic cũng giữ lại độ ẩm trong lớp sừng và giữ ẩm cho da. Do đó, nó cũng được sử dụng như một loại kem dưỡng ẩm, chất chống lão hóa và chất dưỡng da [*5].

[*5: Chất dưỡng da là thành phần mỹ phẩm giúp điều chỉnh tình trạng của da. ] 

Axit asparti từ thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung

Thực phẩm chứa Axit aspartic

○Măng tây

○Mầm đậu nành

○Mía

○Các loại thịt như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, v.v.

Đối tượng khuyến khích sử dụng:

○Người dễ mệt mỏi

○Người muốn thải độc tố ra khỏi cơ thể

○Người muốn có làn da đẹp 

Thông tin nghiên cứu về Axit aspartic

[1] Khi những con chuột bạch có lượng đường trong máu cao, chẳng hạn như sau khi ăn một bữa ăn, được cung cấp asparagine và axit aspartic, nồng độ glycogen trong cơ của chúng tăng lên. Hơn nữa, khi những con chuột được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo được bổ sung asparagine và axit aspartic, đã ức chế sự giảm độ nhạy insulin. Do đó, asparagine và axit aspartic làm tăng việc sử dụng glucose trong cơ và duy trì độ nhạy insulin.

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19821260 

[2] Khi chuột bạch được cho uống 350mM asparagine và 400mM axit aspartic trong 7 ngày trước khi tập luyện cường độ cao, quá trình phân hủy glycogen trong cơ và gan đã chậm lại do mệt mỏi khi tập luyện. Asparagine và axit aspartic đã được cho là có tác dụng cải thiện sự mệt mỏi khi vận động.

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12660406 

[3] Khi tập thể dục ở mức độ thích hợp, lượng asparagine, axit aspartic và Carnitine hấp thụ làm tăng việc sử dụng axit béo tự do trong cơ bắp và tăng sản xuất glycogen. Do thời gian mệt mỏi giảm đi nên người ta cho rằng asparagine sẽ có tác dụng duy trì sức bền trong quá trình tập luyện.

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7716217 

[4] Khi 104 bệnh nhân cao huyết áp được dùng 30 mmol kali aspartate mỗi ngày trong 4 tuần, người ta đã quan sát thấy sự cải thiện huyết áp tâm thu(huyết áp tối đa), cho thấy rằng kali aspartate có lợi trong việc ngăn ngừa tăng huyết áp.

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15740932 

Tài liệu tham khảo

・Tác giả: Choji Nakamura, ấn bản mới nhất Cẩm nang về thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể, NXB: Shufu to Seikatsusha

・Tác giả: Tatsuo Nagasaka, Tuyển tập thực phẩm tốt cho sức khỏe, NXB: Brain

・Chủ bút: Sanae Watanabe, Dinh dưỡng cho cuộc sống hàng ngày, NXB: Nippon Bungeisha

・Lancha AH Jr, Poortmans JR, Pereira LO. 2009 “The effect of 5 days of aspartate and asparagine supplementation on glucose transport activity in rat muscle.” Cell Biochem Funct. 2009 Dec;27(8):552-7.

・Marquezi ML, Roschel HA, dos Santa Costa A, Sawada LA, Lancha AH Jr. 2003 “Effect of aspartate and asparagine supplementation on fatigue determinants in intense exercise.” Int J Sport Nutr Exerc Metab. 2003 Mar;13(1):65-75.

・Yokohira M, Hosokawa K, Yamakawa K, Hashimoto N, Suzuki S, Matsuda Y, Saoo K, Kuno T, Imaida K. 2008 “A 90-day toxicity study of L-asparagine, a food additive, in F344 rats.” Food Chem Toxicol. 2008 Jul;46(7):2568-72.

・Lancha AH Jr, Recco MB, Abdalla DS, Curi R. 1995 “Effect of aspartate, asparagine, and carnitine supplementation in the diet on metabolism of skeletal muscle during a moderate exercise.” Physiol Behav. 1995 Feb;57(2):367-71.

・Franzoni F, Santoro G, Carpi A, Da Prato F, Bartolomucci F, Femia FR, Prattichizzo F, Galetta F. 2005 “Antihypertensive effect of oral potassium aspartate supplementation in mild to moderate arterial hypertension.” Biomed Pharmacother. 2005 Jan-Feb;59(1-2):25-9.

 

Anthocyanin
Việt Quất – Blueberry
Lutein
Astaxanthin
Giấm Đen
Từ: ngày 27-03 đến ngày 03-04
Giới thiệu 20 nguyên liệu phổ biến nhất
Được xem trong tháng
Cuộn lên đầu trang