Asparagin
Asparagin là một loại axit amin được tìm thấy từ măng tây. Nó có tác dụng loại bỏ amoniac có hại ra khỏi cơ thể và bảo vệ hệ thần kinh trung ương. Nó cũng được sử dụng làm nguyên liệu cho chất dẫn truyền thần kinh và tổng hợp protein, là khối xây dựng của cơ và các cơ quan nội tạng. Hơn nữa, asparagine tác động lên chu trình axit citric (còn có tên là chu trình Krebs) và thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, có tác dụng cải thiện sức bền khi tập luyện.
Asparagin là gì?
- Thông tin cơ bản
Asparagine là một loại axit amin và nó được đặt tên là asparagine vì nó được tìm thấy trong măng tây. Asparagine cũng có chứa trong các loại thịt, nó tham gia vào quá trình chuyển hóa các chức năng tế bào ở tổ chức mô não và dây thần kinh [*1], thúc đẩy quá trình tổng hợp nước tiểu và có chức năng bài tiết amoniac có hại ra khỏi cơ thể.
Được sử dụng trong quá trình tổng hợp protein, là thành phần tạo nên cơ bắp và các cơ quan nội tạng. Nó cũng được cho là có tác dụng bảo vệ gan và kích hoạt quá trình trao đổi chất.
Hơn nữa, còn tham gia vào ”chu trình axit citric” (chu trình TCA – chu trình Krebs) tạo ra năng lượng trong cơ thể và bằng cách tạo ra năng lượng một cách hiệu quả, asparagine ngăn chặn việc sản xuất axit lactic – một chất gây mệt mỏi, đồng thời giúp cải thiện khả năng phục hồi sức khỏe và nâng cao sức bền cơ thể.
Asparagine được sản xuất từ axit aspartic và amoniac nhờ tác dụng của một loại enzyme gọi là “asparagine synthetase”.
Do đó, việc bổ sung không đủ axit aspartic sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt. Khi không được tạo ra thì amoniac không được xử lý và nồng độ amoniac trong máu sẽ tăng lên. Amoniac có độc tính cao, đặc biệt đối với hệ thần kinh trung ương, vì vậy hấp thụ đủ sẽ giúp bảo vệ các dây thần kinh hoạt động trong não và tủy sống.
- Lịch sử của Asparagine
Năm 1806, các nhà hóa học người Pháp L.N. Bogland và P.J. Robige đã phát hiện ra asparagine trong chiết xuất mầm măng tây. Asparagine là axit amin đầu tiên được phát hiện.
- Những thực phẩm chứa nhiều Asparagin
Asparagine cũng được tìm thấy trong rễ và thân của măng tây, trong thịt và đậu nành, đặc biệt có rất nhiều trong các loại đậu đã nảy mầm như giá đỗ.
- Sự khác biệt giữa asparagine và axit aspartic
Khi asparagine bị thủy phân [*2] thì sẽ tạo ra axit aspartic.
Asparagine và axit aspartic mặc dù có tên gần giống nhau nhưng chúng là những chất khác nhau.
Axit aspartic là một axit amin không thiết yếu giúp tăng chuyển hóa năng lượng và vận chuyển các khoáng chất như canxi và kali đi khắp cơ thể. Giống như asparagine, axit aspartic được sử dụng làm nguyên liệu để tổng hợp protein và là thành phần giúp phục hồi sức khỏe, cải thiện sức bền của cơ thể.
Ngoài ra asparagine cũng có tác dụng lợi tiểu, giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
Axit aspartic ngoài được tìm thấy trong măng tây, thì còn được thấy trong các loại đậu, mía, thịt bò và các thực phẩm khác, và cũng được phối hợp thành thực phẩm bổ sung sức khỏe.
- Giới thiệu về D-asparagine
Tùy thuộc vào cấu trúc của axit amin, asparagine có thể được phân loại thành dạng “L” và “D”.
Ngoài glycine, các axit amin khác có hai loại (đồng phân quang học) có cấu trúc giống nhau nhưng ngược nhau giống như kiểu phản chiếu trong gương, tương tự như mối quan hệ giữa tay phải và tay trái; thì trường hợp asparagine có một loại gọi là dạng L và loại kia gọi là dạng D.
Người ta cho rằng tất cả các axit amin ban đầu tạo nên protein của con người đều là axit amin loại L, bao gồm cả L-asparagine.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, người ta thấy rằng dạng D tồn tại ở người và có liên quan đến quá trình lão hóa. Người ta phát hiện ra rằng sự xuất hiện của axit amin dạng D trong protein dẫn đến sự suy giảm chức năng của protein.
Kết quả nghiên cứu cho thấy D-asparagine tồn tại trên da mặt của những người ở độ tuổi 80 nhưng không có trên da mặt của trẻ em.
Hơn nữa, người ta đã xác thực được rằng có nhiều D-asparagine trên da mặt – nơi tiếp xúc trực tiếp với tia UV hơn da ở các vùng không tiếp xúc trực tiếp với tia UV như da vùng da bụng và ngực.
Điều này cho thấy chiếu xạ UV có thể thúc đẩy sản xuất D-asparagine trong protein.
- Phương pháp sản xuất asparagine
Axit amin được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm chế biến khác nhau, dưới dạng thành phần gia vị umami hoặc dạng thành phần chức năng. Asparagine cũng không ngoại lệ. Để sử dụng trong các chế phẩm, asparagine chủ yếu được sản xuất bằng phương pháp sản xuất gọi là phương pháp chiết xuất. Phương pháp chiết xuất là phương pháp thủy phân các protein tự nhiên như khoai tây và đậu nành, sau đó tách và tinh chế chúng để thu được tinh thể axit amin mong muốn. Phương pháp sản xuất axit amin được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là phương pháp lên men, sử dụng sự phân hủy của vi sinh vật. Tuy nhiên, trong trường hợp protein thô chứa một lượng lớn axit amin mong muốn thì phương pháp chiết xuất có thể không hiệu quả vì ngoài asparagine, phương pháp chiết xuất này còn tạo ra tyrosine và leucine.
[*1]: Trao đổi chất là sự biến đổi hóa học và chuyển đổi các chất trong cơ thể sống. Theo đó, trao đổi chất phản ánh sự vào – ra của năng lượng.
[*2]: Thủy phân là phản ứng phân hủy xảy ra khi một hợp chất phản ứng với nước.
Tác dụng của Asparagin
Tác dụng nâng cao sức bền khi tập luyện
Asparagine tác động lên chu trình axit citric tạo ra năng lượng trong cơ thể, thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng.
Chu trình axit citric là một chu trình chuyển đổi các chất gây mệt mỏi tạo thành năng lượng. Nếu chu trình axit citric không hoạt động bình thường, axit lactic sẽ tích tụ và gây ra sự mệt mỏi. Axit lactic là nguyên nhân gây mỏi cơ và khi tích tụ một lượng lớn, nó có thể gây ớn lạnh cơ thể và đau đầu.
Bằng cách tác động lên chu trình axit citric, asparagine ngăn chặn việc sản xuất axit lactic và giúp giảm mệt mỏi. Asparagine cũng thúc đẩy sản xuất glycogen – yếu tố giúp cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ bắp.
Glycogen là nguồn năng lượng quan trọng trong quá trình tập luyện và được chuyển hóa thành đường khi cần thiết. Nếu bị thiếu glycogen đồng nghĩa với việc nguồn năng lượng của bạn không đủ, bạn sẽ không thể chịu đựng được việc tập luyện trong thời gian dài. Vì hai lý do này, asparagine làm tăng sức bền trong quá trình tập luyện. [1] [2] [4]
Tác dụng thúc đẩy bài tiết nước tiểu
Axit aspartic kết hợp với amoniac để tạo thành asparagine trong cơ thể, khi đó ammoniac được lưu trữ ở dạng an toàn. Điều này giúp ngăn ngừa amoniac có những tác động xấu tới cơ thể. Amoniac được tạo ra do sự phân hủy protein và gây các tác hại như ức chế chức năng của chất dẫn truyền thần kinh [*3] và gây ra bệnh về não [*4]. Amoniac cũng gây ức chế chức năng của ty thể trong tế bào vốn tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng. Vì vậy, khi lượng amoniac tăng quá mức sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, lão hóa mô, suy giảm miễn dịch. Asparagine có tác dụng thúc đẩy quá trình bài tiết nước tiểu và đào thải amoniac có hại ra ngoài.
Tác dụng xây dựng cơ thể cường tráng khỏe mạnh
Được sử dụng trong quá trình tổng hợp protein tạo nên cơ và các cơ quan nội tạng.
Người ta nói rằng có tới 500 loại axit amin tồn tại trong tự nhiên. Trong số đó, cơ thể con người được tạo thành từ 20 loại axit amin, trong đó có asparagine.
Khi không đủ protein, các protein tạo nên cơ thể con người sẽ bị phá vỡ bù đắp sự thiếu hụt đó. Hậu quả là khả năng miễn dịch bị suy giảm, mạch máu trở nên mỏng hơn. Là thành phần thiết yếu để tổng hợp protein và xây dựng cơ thể khỏe mạnh.
[*3]: Chất dẫn truyền thần kinh là những chất truyền sự phấn khích hoặc ức chế của tế bào thần kinh đến các tế bào thần kinh khác.
[*4]: Bệnh não là tình trạng não bị trục trặc do bị bệnh hoặc sốt cao.
Asparagine từ thực phẩm và thực phẩm bổ sung
Thực phẩm chứa Asparagine
○ Thịt
○ Đậu nành
○ Sữa
○ Khoai tây
Ai nên dùng Asparagine:
○Người muốn nâng cao khả năng vận động thể thao
○Người chơi thể thao
○Người dễ mệt mỏi
○Người muốn đào thải độc tố ra khỏi cơ thể
Thông tin nghiên cứu về Asparagine
[1] Cung cấp asparagine và axit aspartic cho những con chuột có lượng đường trong máu cao sau ăn, thì thấy nồng độ glycogen trong cơ của chúng tăng lên. Bổ sung asparagine và axit aspartic cho những con chuột được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo thì thấy có tác dụng ức chế sự giảm độ nhạy insulin. Do đó, có thể hiểu asparagine và aspartate làm tăng việc sử dụng glucose trong cơ và duy trì độ nhạy insulin.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19821260
[2] Khi chuột được cho uống 350mM và 400mM aspartate trong 7 ngày trước khi tập luyện cường độ cao, thì thấy quá trình phân hủy glycogen trong cơ và gan do mệt mỏi khi tập luyện đã chậm lại. Từ đó asparagine và axit aspartic được cho là có tác dụng cải thiện sự mệt mỏi khi tập thể dục.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12660406
[3] Cho 10 người cả nam và nữ dùng măng tây trong 90 ngày, thu được kết quả là ở nam giới giảm trọng lượng cơ thể và tăng trọng lượng tương ứng của não, thận và tinh hoàn, còn ở nữ giới thì thấy tăng lượng đường trong máu, phospholipid huyết tương, kali và ALT, điều đó cho thấy asparagine có liên quan đến việc duy trì cơ cốt lõi và nếu dùng quá mức, nó có thể làm thay đổi các yếu tố huyết tương.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18508175
[4] Khi vận động vừa phải, thì hấp thụ lượng asparagine, axit aspartic và Carnitine sẽ giúp làm tăng việc sử dụng axit béo tự do trong cơ bắp và tăng sản xuất glycogen. Từ việc thấy được thời gian mệt mỏi giảm đi thì người ta cho rằng asparagine sẽ có tác dụng duy trì sức bền trong quá trình tập luyện.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7716217
Tài liệu tham khảo
・Masafumi Sakuraba – Khoa học về axit amin & Xác minh tác dụng của chúng – Kodansha
・Shinji Funayama – Hóa học axit amin, protein và hoạt động sống – Nhà xuất bản Đại học Tokyo Denki
・Sanae Watanabe – Dinh dưỡng cho cuộc sống hàng ngày – Nippon Bungeisha
・Choji Nakamura – Ấn bản mới nhất của kinh thánh về thành phần dinh dưỡng hiệu quả cho cơ thể – Shufu to Seikatsusha
・Hideki Kudo – Bách khoa toàn thư về dinh dưỡng – Nippon Bungeisha
・Lancha AH Jr, Poortmans JR, Pereira LO. 2009 “The effect of 5 days of aspartate and asparagine supplementation on glucose transport activity in rat muscle.” Cell Biochem Funct. 2009 Dec;27(8):552-7.
・Marquezi ML, Roschel HA, dos Santa Costa A, Sawada LA, Lancha AH Jr. 2003 “Effect of aspartate and asparagine supplementation on fatigue determinants in intense exercise.” Int J Sport Nutr Exerc Metab. 2003 Mar;13(1):65-75.
・Yokohira M, Hosokawa K, Yamakawa K, Hashimoto N, Suzuki S, Matsuda Y, Saoo K, Kuno T, Imaida K. 2008 “A 90-day toxicity study of L-asparagine, a food additive, in F344 rats.” Food Chem Toxicol. 2008 Jul;46(7):2568-72.
・Lancha AH Jr, Recco MB, Abdalla DS, Curi R. 1995 “Effect of aspartate, asparagine, and carnitine supplementation in the diet on metabolism of skeletal muscle during a moderate exercise.” Physiol Behav. 1995 Feb;57(2):367-71.