Anserine
Anserine là một loại peptide có trong cơ động vật và có cấu trúc liên kết hai loại axit amin, có tác dụng thúc đẩy sự phân hủy axit lactic và tăng sức bền. Anserine là một thành phần tồn tại với số lượng lớn ở cá di cư liên tục bơi ngoài biển, nên được cho là nâng cao khả năng vận động trong thời gian dài.
Anserine là gì?
- Thông tin cơ bản
Anserine là một loại imidazole peptide kết hợp hai axit amin β-alanine [*1] và methylhistidine [*2] . Anserine có nhiều trong thịt của các loài cá di cư như cá ngừ vây vàng (maguro) và cá ngừ vằn (katsuo), và người ta cho rằng lý do khiến cá di cư có khả năng bơi liên tục là nhờ anserine, chất được cho là có khả năng duy trì sức bền. Nó chứa nhiều trong các sinh vật biển như cá ngừ vây vàng, cá ngừ vằn, cá hồi và cá mập, cũng như trong cơ của động vật trên cạn như chim, và vốn dĩ trước đây nó thu hút sự chú ý như một chất có liên quan sâu sắc đến các thành phần vị umami. Anserine giúp làm quá trình phân hủy axit lactic diễn ra thuận lợi, được kỳ vòng có hiệu quả phục hồi sau mệt mỏi và ngăn ngừa sự tích tụ mệt mỏi. Ngoài ra, nó cũng điều chỉnh việc sản xuất axit uric [*3], một chất thải trong cơ thể, bằng cách ngăn không cho nó sản xuất quá nhiều và thúc đẩy quá trình đào thải nó ra khỏi cơ thể.
- Lịch sử của Anserine
Anserine là một thành phần có nguồn gốc từ động vật được phát hiện trong mô cơ động vật vào năm 1929. Nó tồn tại với số lượng lớn trong các mô vận động của động vật. Con người, lợn, bò, ngựa, v.v. có một lượng lớn Carnosine trong số các imidazole peptide cùng nhóm, thỏ, cừu, v.v. có tỷ lệ anserine tăng lên, và lượng Carnosine và anserine gần như giống nhau, và các loài chim như gà có tỷ lệ anserine gấp 2 đến 3 lần so với carnosine.
Khi nói đến các loài cá di cư lớn như cá ngừ, hàm lượng anserine chiếm phần lớn.
Anserine có hiệu quả như một chất chống oxy hóa, có tác dụng chống mệt mỏi và bảo vệ các mô não và cơ khi tập luyện cường độ cao và tiêu thụ nhiều oxy, đồng thời được cho là có chức năng sinh lý quan trọng. Tác dụng chống oxy hóa còn có khả năng ngăn chặn sự lão hóa, và ngày càng được kỳ vọng cao.
- Cấu trúc và tác dụng của anserine
Axit amin là chất dinh dưỡng quan trọng tạo nên nền tảng của protein. Axit amin được cùng cấp qua thức ăn sẽ được tổng hợp thành protein trong cơ thể và được sử dụng làm nguyên liệu để tạo nên da, cơ và các cơ quan. Anserine, một tập hợp nhỏ các axit amin quan trọng, là một peptide được cho là có tác dụng phục hồi sau mệt mỏi cao. Lý do khiến cá ngừ vây vàng, cá ngừ vằn có thể bơi liên tục dưới nước với tốc độ 60km/h được cho là vì chúng chứa rất nhiều anserine trong cơ. Anserine có tác dụng ức chế axit lactic được tạo ra khi cơ thể tạo ra năng lượng để vận động, giúp giảm mệt mỏi. Đặc biệt khi chúng ta chơi thể thao, cơ thể chúng ta cần nhiều oxy hơn bình thường và khi tập luyện với cường độ cao, chúng ta rơi vào trạng thái thiếu oxy. Glycogen [*4] tạo ra năng lượng có trong cơ, sẽ tạo ra axit lactic khi có ít oxy, khiến chúng ta dễ mệt mỏi hơn. Việc hấp thu anserine thường xuyên sẽ làm giảm cảm giác mệt mỏi hàng ngày.
Anserine cũng được cho là có khả năng kiểm soát nồng độ axit uric. Axit uric, một sản phẩm thải của các tế bào trong cơ thể, được tạo ra bởi sự phân hủy các thành phần axit nucleic gọi là purine [*5], được tìm thấy trong thực phẩm như bia. Khi quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể sẽ trở thành nguyên nhân gây ra bệnh gout [*6].
Anserine ngăn chặn việc sản xuất một lượng lớn axit uric bằng cách thúc đẩy quá trình chuyển đổi axit uric trở lại thành purine trước khi sản xuất ra quá nhiều axit uric. Ngoài ra, nó cũng giúp loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể dưới dạng nước tiểu, phân và mồ hôi. Những người thường xuyên uống bia, rượu thì đây là thành phần vô cùng cần thiết.
Ngoài việc được hấp thu qua thực phẩm, purine còn được sản xuất trong quá trình chuyển hóa tế bào và năng lượng. Khi đi qua purine này, cuối cùng nó bị phân hủy thành axit uric, là cặn bã còn sót lại của các chất chuyển hóa.
Được biết, nồng độ axit uric càng cao thì bạn càng có nhiều khả năng mắc bệnh gout, nhưng nó cũng có thể dẫn đến suy thận, sỏi đường tiết niệu và các biến chứng của nhiều bệnh liên quan đến lối sống mà rất cần chú ý như xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp. Một nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ vào năm 2007 đã báo cáo rằng, nồng độ axit uric càng cao thì nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa càng cao.
Carnosine là một imidazole peptide có cấu trúc tương tự anserine và cả hai đều là những thành phần rất hữu ích giúp duy trì khả năng vận động. Imidazole peptide là một chất được sản xuất trong cơ bắp của chúng ta và là thành phần ngăn chặn oxy hoạt tính.
[*1: β-alanine là một trong những axit amin tự nhiên. Trong cơ thể, nó có nguồn gốc từ các phân tử cấu thành peptide. ]
[*2: Methylhistidine là một loại axit amin tồn tại trong cơ bắp. ]
[*3: Axit uric là một chất gọi là purine, là chất thải của các tế bào trong cơ thể. ]
[*4: Glycogen là chất dự trữ năng lượng tạm thời trong cơ thể động vật. Nó là một chất dinh dưỡng có cấu trúc trong đó nhiều phân tử glucose liên kết với nhau, dễ dàng chuyển hóa thành năng lượng.]
[*5: Purine là thành phần tạo nên nhân tế bào và được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Tên có nguồn gốc từ tiếng Latin “purine nucleotide”. ]
[*6: Bệnh gout là thuật ngữ chung để chỉ một nhóm bệnh gây viêm khớp cấp tính do tăng axit uric máu do nồng độ axit uric trong máu cao. Nó được đặc trưng bởi khớp ở gốc ngón chân cái trở nên đỏ, sưng và đau. ]
Tác dụng của Anserine
Anserine có tác dụng ức chế oxy hoạt tính và cải thiện khả năng vận động, nhưng đặc trưng quan trọng nhất của nó là giúp phân hủy axit lactic một cách trơn tru và kiểm soát nồng độ axit uric.
- Hiệu quả phục hồi sau mệt mỏi
Anserine là một loại imidazole peptide có hai axit amin liên kết với nhau. Imidazole peptide là một chất được sản xuất trong cơ có khả năng ức chế oxy hoạt tính [*7]. Cũng có báo cáo cho rằng nếu việc sản sinh oxy hoạt tính trong cơ thể được ức chế thì sự mệt mỏi có thể được ức chế.
Anserine có tác dụng chống oxy hóa, ức chế tác hại của oxy hoạt tính nên có tác dụng phục hồi mệt mỏi rất tốt. Ngoài ra, tác dụng của anserine đối với sự phân hủy axit lactic được cho là dẫn đến sự phục hồi sau mệt mỏi.
- Có tác dụng nâng cao khả năng vận động
Anserine có tác dụng tăng sức bền. Nó cũng được tìm thấy ở gốc cánh của những loài cá di cư bơi đường dài và những loài chim di cư bay hàng nghìn km. Nó là thành phần thiết yếu khi vận động trong thời gian dài, có tác dụng nâng cao sức bền và khả năng vận động. Điều quan trọng là phải bổ sung nó hàng ngày. [1]
- Hiệu quả trong việc ngăn ngừa và cải thiện bệnh gout
Bệnh gout là do sự tích tụ axit uric trong cơ thể. Axit uric có đặc tính khó hòa tan trong máu nên nếu nồng độ axit uric duy trì ở mức cao trong cơ thể sẽ không hòa tan mà sẽ tích tụ ở các khớp và kết tinh. Khi các tinh thể bong ra do một số kích thích, các tế bào bạch cầu sẽ hiểu rằng các tinh thể tách ra là vật thể lạ và tấn công chúng. Kết quả là tình trạng viêm xảy ra và sinh ra những cơn đau. Axit uric tích tụ trong cơ thể và gây ra bệnh gout, được sản xuất từ purine. Ngoài việc hấp thụ purine từ thực phẩm, chúng còn được tạo ra trong quá trình chuyển hóa tế bào và chuyển hóa năng lượng. Để giảm nồng độ axit uric, điều quan trọng là phải hạn chế hấp thụ purine từ bữa ăn, nhưng người ta cũng biết rằng cơ thể sản xuất nhiều purine hơn. Do đó, Anserine là thứ rất cần thiết với cơ thể chúng ta.
Anserine ức chế sản xuất axit uric, thúc đẩy quá trình đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể và có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric. Bằng cách tăng lượng enzyme gọi là “HPRT (hypoxanthine phosphoribosyltransferase)” [*8], một loại enzyme tái chế, purine được chuyển đổi trở lại thành purine trước khi chúng bị phân hủy và trở thành axit uric. Điều này ngăn cản việc sản xuất axit uric quá nhiều.
Ngoài ra, khi axit lactic tích tụ trong cơ thể do uống rượu quá nhiều hoặc mệt mỏi, axit uric sẽ trở nên khó bài tiết ra khỏi cơ thể.
Anserine được cho là có tác dụng thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric bằng cách tăng lượng “LDH (lactate dehydrogenase)” [*9], chất giúp thúc đẩy chuyển hóa axit lactic trơn tru trong quá trình phân hủy axit lactic trong cơ thể. Vì vậy, anserine đang được chú ý vì hiệu quả ngăn ngừa và cải thiện bệnh gout. [2]
<Kiến thức bên lề ①> Bệnh gout -căn bệnh “gió thổi cũng đau!”
Bệnh gout không chỉ là căn bệnh của người trung niên. Những năm gần đây, độ tuổi mắc bệnh gout ngày càng trẻ hóa và số ca mắc bệnh tăng nhanh ở nam giới ở độ tuổi 30. Ước tính có 900.000 người, bao gồm cả những người trong quân đội dự bị, phải nhập viện do bệnh gout trên toàn quốc. Bệnh gout được đặc trưng bởi cơn đau dữ dội khởi lên ngay cả khi có 1 luồng gió nhẹ thổi qua da. Bệnh rất khó để chữa khỏi hoàn toàn, vì vậy cần phải cải thiện thói quen sinh hoạt, như kiểm soát nghiêm ngặt chế độ ăn uống. Khi bệnh gout trở thành mãn tính, không chỉ khiến cơ thể đau đớn mà còn là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim, thiếu máu cục bộ và đột quỵ.
Để ngăn chặn bệnh gout thì việc hạn chế nạp purine vào cơ thể là điều rất quan trọng.
Purine được tìm thấy có nhiều trong bia, ngoài ra còn có lượng lớn trong các loại trứng cá, như trứng cá tuyết, trứng cá hồi, gan gà và chính cơ thể con người cũng tự sản xuất ra purine. Vì vậy, việc bổ sung anserine một cách chủ động từ thực phẩm và đặc biệt là từ thực phẩm bổ sung là rất cần thiết để kiểm soát tốt lượng purine từ đó ngăn ngừa bệnh gout.
- Tác dụng chống lão hóa
Vì có tác dụng ức chế oxy hoạt tính nên làm giảm mệt mỏi đồng thời có tác dụng chống lão hóa giúp cơ thể và làn da luôn trẻ trung.
- Hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh liên quan đến lối sống
Khi nồng độ axit uric trong máu cao, con người dễ mắc các bệnh như suy thận, sỏi đường tiết niệu, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim và cao huyết áp.
Anserine có tác dụng kiểm soát nồng độ axit uric, làm giảm nguy cơ phát triển của hội chứng chuyển hóa, ngăn ngừa nhiều bệnh liên quan đến mất cân bằng lối sống.
[*7: Oxy hoạt tính là oxy có khả năng oxy hóa mạnh do khả năng phản ứng tăng lên đáng kể so với oxy thông thường. Khi nó xảy ra quá mức trong cơ thể do tia UV hoặc căng thẳng, nó sẽ ảnh hưởng đến lipid, protein, DNA, v.v. gây ra lão hóa. ]
[*8: HPRT (hypoxanthine phosphoribosyltransferase) là một enzyme hoạt động trong quá trình chuyển hóa purine và tái sử dụng nó. ]
[*9: LDH (lactate dehydrogenase) là một loại enzyme tồn tại trong nhiều sinh vật, bao gồm cả thực vật và động vật, có tác dụng phân giải đường và tạo ra năng lượng. ]
Anserine từ thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung
Thực phẩm chứa Anserine
○ Cá ngừ vây vàng
○ Cá ngừ vằn
○ Cá hồi
○ Thịt gà
Đối tượng khuyến khích sử dụng:
○Người muốn phục hồi sau mệt mỏi
○Người chơi thể thao
○Người muốn cải thiện khả năng vận động
○Người bị bệnh gout
○Người muốn duy trì sự trẻ trung
○Người muốn ngăn ngừa các bệnh liên quan đến lối sống
Thông tin nghiên cứu về Anserine
[1] So sánh về lượng anserine và Carnosine trong cơ xương của chuột bị lão hóa nhanh, ở các mốc 10, 25 và 60 tuần tuổi. Sau khi cho ăn creatine thấy nồng độ anserine và Carnosine trong cơ của chuột tăng lên khi 25 tuần tuổi. Hiện tượng giảm mỏi cơ và phục hồi cơ cũng được ghi nhận. Tuy nhiên, các hiện tượng này không được quan sát thấy ở tuần tuổi 50. Việc bổ sung creatine có lợi cho chức năng vận động và giúp tăng anserine và Carnosine, đồng thời giảm mệt mỏi cơ bắp và cải thiện khả năng phục hồi.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18593282
[2] Khi nghiên cứu chức năng vận động của chuột sau khi ăn anserine, người ta thấy rằng thời gian bơi và thời gian tập xà đơn kéo dài hơn, đồng thời ức chế sự gia tăng nồng độ axit lactic trong máu, giúp nâng cao sức bền trong quá trình tập luyện và giảm mỏi cơ.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17827735
Tài liệu tham khảo
- Tác giả: Nakajima Yoko, được giám sát bởi Abe Yoshiko và Kambara Seika, NXB: Bách khoa toàn thư về thực phẩm và dinh dưỡng, NXB: Shufunotomo
- Tác giả: Tanaka Heizo, Tất cả về thực phẩm tốt cho sức khỏe – Cơ sở dữ liệu y học tự nhiên – NXB: Dobun Shoin
- Nikkei Health, Bách khoa toàn thư về TPBS, NXB: Nikkei BP Inc.
- Derave W, Jones G, Hespel P, Harris RC. 2008 “Creatine supplementation augments skeletal muscle carnosine content in senescence-accelerated mice (SAMP8).” Rejuvenation Res. 2008 Jun;11(3):641-7.
- kikuchi, K, et al. 2001 “Characteristic and functions of bonito -derived component anserine.” New Food Industry 2001, vol43, NO.9, 15-20