Adiponectin

Adiponectin là một loại hormone tốt được tiết ra từ tế bào mỡ, là chất tham gia rất nhiều vào quá trình chuyển hóa năng lượng. Chức năng của nó rất đa dạng, bao gồm tái tạo phục hồi mạch máu, đốt cháy chất béo và giãn mạch, đồng thời được cho là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường, huyết áp cao và hội chứng chuyển hóa.

Công dụng của Adiponectin đối với sức khỏe:

Tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Tác dụng ngăn ngừa huyết áp cao

Tác dụng ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa

Tác dụng ngăn ngừa xơ cứng động mạch

Mục lục

Adinopectin là gì?

  •       Thông tin cơ bản

Adiponectin là một loại hormone tốt được tiết ra bởi các tế bào mỡ và hiện đang thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới vì nó đóng vai trò quan trọng nhất trong việc duy trì sức khỏe con người.

Adiponectin tồn tại trong máu của cơ thể, giống như lính tuần tra khi phát hiện mạch máu bị tổn thương, nó sẽ nhanh chóng sửa chữa phục hồi mạch máu đó, đồng thời nó cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa đường [*1] và chất béo.

Adiponectin được tiết ra từ tế bào mỡ, nhưng khi mỡ nội tạng tăng lên thì lượng adiponectin tiết ra trong máu sẽ giảm đi. Mặc dù hiện nay vẫn chưa thể hiểu rõ ràng về cơ chế này nhưng nó có liên quan chặt chẽ đến hội chứng chuyển hóa [*2].

Tế bào mỡ đóng vai trò là nơi dự trữ các chất dinh dưỡng dư thừa, nhưng cũng rõ ràng là chúng còn đóng vai trò là chất béo nội tiết tiết ra nhiều hoạt chất sinh lý khác nhau [*3], và các hoạt chất sinh lý tiết ra từ các tế bào mỡ này được gọi chung là “adipocytokine”.

Adipocytokine bao gồm adipocytokine tốt giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch và adipocytokine xấu thúc đẩy xơ cứng động mạch. Trong điều kiện bình thường, chúng được bài tiết một cách cân bằng, nhưng khi mỡ nội tạng tích tụ, lượng adipocytokine tốt tiết ra sẽ giảm đi và lượng adipocytokine xấu tiết ra tăng lên.

Adiponectin là loại adipocytokine tốt có tác dụng ngăn ngừa xơ cứng động mạch và tiểu đường.

  •       Lịch sử của Adiponectin

Adiponectin là chất có lịch sử rất mới, được phát hiện trong mô mỡ của con người vào năm 1996.

Trước đây, mô mỡ chỉ được coi là kho dự trữ các chất dinh dưỡng dư thừa, nhưng phát hiện cho thấy nó tiết ra hormone giống như một cơ quan đã tạo ra sự quan tâm trên toàn thế giới.

Tên adiponectin bắt nguồn từ “nectin”, một loại phân tử bám dính giữa các chất béo được tạo ra trong mô mỡ “adipo”.

  •       Phương pháp tăng Adiponectin

Adiponectin được tiết ra từ các tế bào mỡ trong cơ thể chứ không thể hấp thụ được từ thức ăn.

Để tăng adiponectin, bạn cần cải thiện chế độ ăn uống bên cạnh việc tập thể dục hàng ngày.  Sự tiết adiponectin sẽ giảm đi khi mỡ nội tạng tăng lên, do đó cần cố gắng giảm mỡ nội tạng thì lượng tiết adiponectin sẽ tự nhiên tăng lên. Vì vậy, bạn có thể tăng adiponectin bằng cách kết hợp ăn các loại rau có màu xanh và vàng, rong biển, các sản phẩm từ đậu nành, cá xanh, v.v. vào chế độ ăn uống hàng ngày và tập thể dục vừa phải.

Tiêu thụ đậu nành cũng giúp làm tăng nồng độ adiponectin trong máu. Protein có trong đậu nành giúp tăng cường khả năng tổng hợp adiponectin trong tế bào mỡ, khiến nó trở thành thực phẩm tăng adiponectin rất hiệu quả.

<Kiến thức bên lề> Adiponectin được mệnh danh là “hormone kéo dài tuổi thọ”

Adiponectin được cho là có liên quan chặt chẽ đến tuổi thọ và nồng độ adiponectin trong máu được cho là cao ở những người có tuổi thọ cao. Trên thực tế, khi chúng tôi so sánh nồng độ adiponectin trong máu của phụ nữ trên 100 tuổi và phụ nữ ở độ tuổi 20, người ta thấy rằng nồng độ adiponectin ở phụ nữ trên 100 tuổi có giá trị cao gần gấp đôi.

[*1]: Trao đổi chất là sự biến đổi hóa học và chuyển đổi các chất trong cơ thể sống. Theo đó, trao đổi chất phản ánh sự vào – ra của năng lượng.

[*2]: Hội chứng chuyển hóa là tình trạng khi có ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau: mỡ nội tạng, đường huyết cao, huyết áp cao, rối loạn lipid máu.

[*3]: Hoạt chất sinh lý là những chất có ảnh hưởng đến sinh lý con người.

Tác dụng của Adiponectin

Tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Adiponectin thúc đẩy quá trình chuyển hóa carbohydrate và hỗ trợ chức năng của insulin [*4] nên có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính trong đó lượng đường trong máu tăng bất thường do chức năng insulin giảm.

Bệnh tiểu đường có ít triệu chứng nên hầu hết các trường hợp mắc bệnh chỉ được phát hiện khi xét nghiệm đường trong máu hoặc nước tiểu. Insulin là thành phần thiết yếu để chuyển hóa carbohydrate nên nếu chức năng của insulin chậm lại hoặc bản thân insulin không còn được tiết ra thì carbohydrate không thể chuyển hóa được và sẽ tăng bất thường trong máu.

Adiponectin có tác dụng hỗ trợ chức năng của insulin nên có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện bệnh tiểu đường. [1]

Tác dụng ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa

Hội chứng chuyển hóa là tình trạng khi có ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau: mỡ nội tạng, đường huyết cao, huyết áp cao, rối loạn lipid máu. Và trong những năm gần đây, nó được coi là một bệnh liên quan tới thói quen sinh hoạt.

Adiponectin tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate và cholesterol nên được cho là hữu ích trong việc ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng động vật bị suy giảm chức năng adiponectin sẽ bị xơ cứng động mạch, tăng lượng đường và cholesterol trong máu, cao huyết áp, do đó adiponectin trở thành một loại hormone cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa. [2]

Tác dụng ngăn ngừa huyết áp cao

Adiponectin làm giãn mạch máu và cải thiện lưu thông máu nên có tác dụng ngăn ngừa huyết áp cao.

Huyết áp cao là tình trạng huyết áp cao mang tính chất bệnh lý kéo dài liên tục và là căn bệnh gây tổn thương mạch máu và các cơ quan trong cơ thể. Huyết áp cao có ít triệu chứng biểu hiện và thường bị bỏ qua và không được điều trị. Nếu không được điều trị, huyết áp cao sẽ dẫn tới bệnh xơ cứng động mạch.

Adiponectin được cho là có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa huyết áp cao vì nồng độ adiponectin được phát hiện là thấp khi đo nồng độ chất này trong máu ở những người được chẩn đoán mắc bệnh huyết áp cao.

Tác dụng ngăn ngừa xơ cứng động mạch

Adiponectin có trong máu và di chuyển khắp cơ thể để sửa chữa phục hồi các mạch máu bị tổn thương. Ngoài ra, nó còn cải thiện lưu thông máu bằng cách mở rộng mạch máu, giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch.

Xơ cứng động mạch là tình trạng cholesterol và lipid tích tụ trong động mạch, khiến chúng mất đi tính đàn hồi và linh hoạt, khiến máu không thể lưu thông bình thường và gây ra nhiều bệnh về tim và mạch máu.

Vì adiponectin có tác dụng ngăn ngừa xơ cứng động mạch nên có thể nói là có tác dụng ngăn ngừa các bệnh có thể dẫn đến tử vong như nhồi máu cơ tim và nhồi máu não. [3]

[*4]: Insulin là một loại hormone kiểm soát lượng đường trong máu.

Adiponectin từ thực phẩm và thực phẩm bổ sung

Ai nên dùng Adiponectin:

○Người muốn ngăn ngừa bệnh tiểu đường

○Người muốn phòng ngừa và cải thiện hội chứng chuyển hóa

○Người muốn ngăn ngừa hoặc cải thiện bệnh huyết áp cao

○Người muốn ngăn ngừa xơ cứng động mạch

○Người đang ăn kiêng giảm cân

Thông tin nghiên cứu về Adiponectin

[1] Nghiên cứu đo mô mỡ ở gan, tình trạng kháng insulin và nồng độ adiponectin trong máu ở 11 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp II và nhận thấy rằng mô mỡ ở gan, tình trạng kháng insulin và nồng độ adiponectin được cải thiện sau khi điều trị bằng thuốc. Ngoài ra, người ta còn quan sát thấy mối tương quan nghịch giữa nồng độ adiponectin và gan nhiễm mỡ, và mối tương quan thuận với tốc độ xử lý glucose ngoại vi, cho thấy rằng adiponectin được kỳ vọng sẽ ức chế gan nhiễm mỡ và tăng cường độ nhạy insulin.

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14715850

[2] Khi so sánh lượng adiponectin trong máu của người béo phì và người khỏe mạnh, lượng adiponectin ở người béo phì thấp hơn ở người khỏe mạnh, vì vậy adiponectin được coi là một trong những yếu tố ức chế béo phì.

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10092513

[3] So sánh kết quả khi phát hiện adiponectin tái tổ hợp ở chuột thiếu apolipoprotein-E với trường hợp phát hiện β-galactosidase, thì thấy chứng xơ cứng động mạch đã bị ức chế. Do đó adiponectin được kỳ vọng sẽ có tác dụng phòng ngừa chứng xơ cứng động mạch. .

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12451000

[4] Trong thời gian nhịn ăn, thấy được adiponectin tham gia chuyển hóa năng lượng thông qua nhân vòng cung vùng dưới đồi của não, tăng thức ăn hấp thụ và ức chế chuyển hóa năng lượng, từ đó cho thấy adiponectin có liên quan đến chuyển hóa năng lượng.

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17618856

[5] Việc nhân bản và hiển thị thành công một loại protein được tiết ra giống như collagen (sau này được đặt tên là adiponectin) được sản xuất đặc biệt bởi mô mỡ đã xác nhận rằng adiponectin được sản xuất bởi các tế bào mỡ.

 https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8619847

Tài liệu tham khảo

・Bajaj M, Suraamornkul S, Piper P, Hardies LJ, Glass L, Cersosimo E, Pratipanawatr T, Miyazaki Y, DeFronzo RA. (2004) “Decreased plasma adiponectin concentrations are closely related to hepatic fat content and hepatic insulin resistance in pioglitazone-treated type 2 diabetic patients.” J Clin Endocrinol Metab. 2004 Jan;89(1):200-6.

・Arita Y, Kihara S, Ouchi N, Takahashi M, Maeda K, Miyagawa J, Hotta K, Shimomura I, Nakamura T, Miyaoka K, Kuriyama H, Nishida M, Yamashita S, Okubo K, Matsubara K, Muraguchi M, Ohmoto Y, Funahashi T, Matsuzawa Y. (1999) “Paradoxical decrease of an adipose-specific protein, adiponectin, in obesity.” Biochem Biophys Res Commun. 1999 Apr 2;257(1):79-83.

・Maeda K, Okubo K, Shimomura I, Funahashi T, Matsuzawa Y, Matsubara K. (1996) “cDNA cloning and expression of a novel adipose specific collagen-like factor, apM1 (AdiPose Most abundant Gene transcript 1).” Biochem Biophys Res Commun. 1996 Apr 16;221(2):286-9.

・Kubota N, Yano W, Kubota T, Yamauchi T, Itoh S, Kumagai H, Kozono H, Takamoto I, Okamoto S, Shiuchi T, Suzuki R, Satoh H, Tsuchida A, Moroi M, Sugi K, Noda T, Ebinuma H, Ueta Y, Kondo T, Araki E, Ezaki O, Nagai R, Tobe K, Terauchi Y, Ueki K, Minokoshi Y, Kadowaki T. (2007) “Adiponectin stimulates AMP-activated protein kinase in the hypothalamus and increases food intake.” Cell Metab. 2007 Jul;6(1):55-68.

・Okamoto Y, Kihara S, Ouchi N, Nishida M, Arita Y, Kumada M, Ohashi K, Sakai N, Shimomura I, Kobayashi H, Terasaka N, Inaba T, Funahashi T, Matsuzawa Y. (2002) “Adiponectin reduces atherosclerosis in apolipoprotein E-deficient mice.”

 

Anthocyanin
Việt Quất – Blueberry
Lutein
Astaxanthin
Giấm Đen
Từ: ngày 01-02 đến ngày 08-02
Giới thiệu 20 nguyên liệu phổ biến nhất
Được xem trong tháng
Cuộn lên đầu trang